Văn-thù-sư-lợi
300px|nhỏ|phải|Điêu khắc Văn Thù Bồ Tát ở chùa Quan Âm và Hội quán Ôn Lăng thuộc Quận 5, TP.HCM| c = 文殊 | p = Wénshū | w = Wen2-shu1 | t2 = 文殊師利 | s2 = 文殊师利 | p2 = Wénshūshīlì | w2 = Wen2-shu1-shih1-li4 | t3 = 文殊師利菩薩 | s3 = 文殊师利菩萨 | p3 = Wénshūshīlì Púsà | w3 = Wen2-shu1-shih1-li4 P'u2-sa4 | l3 = Manjusri Bodhisattva | kanji = 文殊, 文殊師利 | romaji = Monju, Monjushiri | tib = འཇམ་དཔལ་དབྱངས། | wylie = 'jam dpal dbyangs | mon = Зөөлөн эгшигт | mong = ᠵᠦᠭᠡᠯᠡᠨ ᠡᠭᠰᠢᠭᠲᠦ | hangul = 문수보살 | hanja = 文殊師利 | tha = พระมัญชุศรีโพธิสัตว์ | qn = Văn-thù-sư-lợi | tam = மஞ்சுசிறீ | lang1 = bn | lang1_content = মঞ্জুশ্রী | lang2 = ne | lang2_content = मञ्जुश्री }} Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利, sa. ''mañjuśrī'') là tên dịch theo âm, thường được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Đức (zh. 妙德), Diệu Cát Tường (zh. 妙吉祥), cũng có lúc được gọi là Diệu Âm (zh. 妙音), dịch từ tên tiếng Phạn là ''Mañjughoṣa'', là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm ''Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹ'' (sa. ''ārya-mañjuśrī-mūlakalpa'') ở thế kỉ thứ 4. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh ''Bát-nhã-ba-la-mật-đa'', được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Về sau chúng ta thường thấy Văn-thù cưỡi trên một con sư tử. Cung cấp bởi Wikipedia