Franz Kafka
| birth_place = Prague, Vương quốc Bohemia, Áo-Hung (nay là Cộng hòa Séc) | death_date = | death_place = Kierling, một phần của Klosterneuburg, Hạ Áo, Áo | resting_place = Nghĩa trang Do Thái mới, Prague-Žižkov | occupation = | language = Tiếng Đức | citizenship = Áo-Hung, Tiệp Khắc | alma_mater = Đại học Charles-Ferdinand ở Praha | genre = Tiểu thuyếtTruyện ngắn | movement = Chủ nghĩa hiện đại | notableworks = ''Hóa thân''
''Vụ án''
''Lâu đài'' | influences = | influenced = | expand = true | signature = Franz Kafka's signature.svg }}
Franz Kafka, ; ; ; ở Séc đôi khi ông được gọi là František Kafka.}} (3 tháng 7 năm 1883 – 3 tháng 6 năm 1924) là một tiểu thuyết gia và nhà văn viết truyện ngắn người Bohemia nói tiếng Đức, được giới phê bình đánh giá là một trong những tác giả có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ XX. Kafka là một nhà hiện đại chủ nghĩa và chịu ảnh hưởng mạnh bởi những thể loại khác, bao gồm chủ nghĩa hiện sinh. Các tác phẩm của ông như ''Hóa thân'' (''''), ''Vụ án'' ('''') và ''Lâu đài'' (') sử dụng những chủ đề và nguyên mẫu về sự ghẻ lạnh, sự tàn bạo về thể xác và tinh thần, mâu thuẫn cha-con, những nhân vật trong những cuộc truy tìm đáng sợ và những sự biến đổi kỳ bí.
Kafka sinh ra trong một gia đình Do Thái nói tiếng Đức thuộc tầng lớp trung lưu ở Praha, khi ấy là một phần của Đế quốc Áo-Hung, và được đào tạo để trở thành một luật sư. Sau khi tốt nghiệp ngành luật ở đại học, ông đi làm ở một công ty bảo hiểm. Kafka bắt đầu viết những truyện ngắn trong lúc rảnh rỗi, và trong suốt phần đời còn lại ông luôn phàn nàn về khoảng thời gian ít ỏi có thể cống hiến cho việc viết văn – mà ông dần xem là thiên hướng của mình; trong khi lấy làm hối tiếc đã dành nhiều sự quan tâm cho "công việc hàng ngày" (', tức công việc kiếm sống). Ông rất thích liên lạc bằng thư từ và đã viết hàng trăm lá thư cho gia đình và những người bạn gái thân thiết, trong đó có thư gửi cho cha, hôn thê Felice Bauer và em gái Ottla. Mối quan hệ phức tạp và khó khăn với người cha có tầm ảnh hưởng quan trọng lên tác phẩm của ông, và dù ông xung đột với dòng máu Do Thái của chính mình và cho rằng nó không tác động gì tới ông, tuy nhiên nó đã có dấu ấn đậm nét trên văn chương Kafka.
Chỉ có một vài tác phẩm của Kafka được xuất bản khi ông còn sống: các tập truyện ''Trầm tư'' ('''') và ''Một thầy thuốc nông thôn'' (''''), và các truyện ngắn lẻ (như ''Hóa thân'') trong các tạp chí văn học. Ông đã soạn tập truyện ''Nghệ sĩ nhịn đói'' ('''') để in, nhưng nó không được xuất bản cho đến sau khi ông mất. Các tác phẩm chưa hoàn thành của ông, bao gồm các tiểu thuyết ''Vụ án'', ''Lâu đài'' và ''Nước Mỹ'' (''Amerika'', còn được gọi là ''Der Verschollene'' tức ''Người mất tích'') được xuất bản như những di cảo, phần lớn bởi bạn ông là Max Brod, người đã từ chối di nguyện của Kafka là tiêu hủy tất cả bản thảo. Albert Camus và Jean-Paul Sartre là hai trong số những nhà văn chịu ảnh hưởng bởi tác phẩm của Kafka; tính từ "kiểu Kafka" (tiếng Anh: ''kafkaesque'') đi vào nhiều ngôn ngữ Âu châu để mô tả những hoàn cảnh siêu thực như trong truyện của ông. Cung cấp bởi Wikipedia