Fukuzawa Yukichi
(năm Thiên Bảo thứ 5) | ngày mất =
(năm Minh Trị thứ 34) | nơi mất = Tokyo, Đế quốc Nhật Bản | tên = Fukuzawa Yukichi
福沢 諭吉 | nơi sinh = Nakatsu, Ōita, Mạc phủ Tokugawa | tên khác = Shi-I (子圍)
Sanjyū-ikkoku-jin (三十一谷人) }} là một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của Nhật Bản cận đại. Ông được xem là người có công mở đầu phong trào canh tân nước Nhật, cổ động dân chúng trút bỏ tư duy lạc hậu thời cổ đại mà tiếp thu học thuật Tây phương để sánh bước với các nước Âu Mỹ. Fukuzawa Yukichi là nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà đấu tranh xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà văn, nhà dịch thuật và là một võ sĩ.
Ông là một nhà tư tưởng lớn có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Những tư tưởng về chính trị, xã hội, kinh tế và giáo dục mà Fukuzawa truyền bá đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của đất nước Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19. Người phương Tây coi ông như "Voltaire của đất nước mặt trời mọc". Tuy nhiên, người Trung Quốc và Triều Tiên lại lên án và xem ông là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến, bởi Fukuzawa chủ trương dùng vũ lực để xâm chiếm 2 nước này nhằm tranh giành thế lực với các nước phương Tây Fukuzawa Yukichi ủng hộ việc bành trướng lãnh thổ của Nhật và học thuyết xã hội kiểu Darwin, ông cho rằng chỉ những quốc gia mạnh nhất mới có thể sinh tồn thông qua một quá trình chọn lọc ''"kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu"'' (tức là Nhật Bản phải đi xâm chiếm nước khác, nếu không thì chính Nhật sẽ bị thôn tính). Quan điểm này đã mở đường cho quân đội Đế quốc Nhật xâm chiếm Trung Quốc, Triều Tiên, và sau đó đẩy Nhật Bản phát động Chiến tranh Thái Bình Dương, khiến hàng chục triệu người chết. Tác phẩm Thoát Á luận của Fukuzawa được coi là tiêu biểu cho chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trước thế chiến 2 Cung cấp bởi Wikipedia