Mạnh Tử
{| class="infobox" style="border-color:#B0C4DE; width:26em; font-size:85%" |- |align="right"|Họ (姓):||Cơ (chữ Hán: 姬; bính âm: Jī) |- |align="right"|Thị (氏):||Mạnh (Ht: 孟; Bâ: Mèng) |- |align="right"|Danh (名):||Kha (Ht: 軻; Bâ: Kē) |- |align="right"|Tự (字):||không rõ |- |align="right" nowrap="nowrap"|Thụy (謚):||Mạnh Tử á thánh (Ht: 亞聖孟子; Bâ: Yàshèng Mèngzǐ) |- |align="right"|Thường gọi:||Mạnh Tử (Ht: 孟子; Bâ: Mèngzǐ) |}thumb|Mạnh Tử, từ cuốn
Mạnh Tử (chữ Hán: 孟子; bính âm: Mèng Zǐ) (372 TCN – 289 TCN) là triết gia Nho giáo Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử. Ông được xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).
Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo.
Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ hàng trăm trường phái tư tưởng lớn như Pháp gia, Nho gia, Mặc gia. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương ''dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh'', ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi ''nhân chi sơ tính bản thiện'', đối lập với tư tưởng của Tuân Tử rằng ''nhân chi sơ tính bản ác''. Ông cho rằng "''kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị''". Ông đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ vương (nước Nguỵ) nhưng không được trọng dụng. Về cuối đời, ông dạy học và viết sách. Sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách đặc biệt quan trọng của Nho giáo. Cung cấp bởi Wikipedia