Omar Khayyám
Ghiyāth al-Dīn Abū al-Fatḥ ʿUmar ibn Ibrāhīm Nīsābūrī (ngày 18 tháng 5 năm 1048 – ngày 4 tháng 12 năm 1131), thông thường được biết đến với tên gọi Omar Khayyám (),; }}, là một nhà bác học người Ba Tư xưa, được biết đến bởi những cống hiến của ông cho toán học, thiên văn học, khoáng sản học, triết học và thơ ca. Ông sinh ra tại Nishapur, thủ phủ trước kia của Đế chế Seljuk (gần thủ đô Mashad, miền đông Iran ngày nay). Ông là một học giả cùng thời với sự cai trị của triều đình Seljuk quanh thời điểm của cuộc Thập tự chinh đầu tiên.Là một nhà toán học, ông được chú ý nhiều nhất cho những cố gắng trong công cuộc phân loại và giải nghiệm các phương trình khối (bậc ba). Theo đó, ông đã phát kiến ra các phương án giải bằng hình học qua giao điểm của các đường conic. Khayyam đồng thời cũng đóng góp cho những hiểu biết về tiên đề song song. Là một nhà thiên văn, ông đã tính toán được thời lượng của năm mặt trời với độ chính xác và tinh vi đáng kinh ngạc. Ông đã thiết kế ra bộ lịch Jalali, một bộ lịch dựa theo mặt trời với chu kỳ 33 năm xen kẽ cực kỳ chuẩn xác, đặt làm nền móng cho bộ lịch Ba Tư vẫn còn được sử dụng sau gần một thiên niên kỷ.
Có một truyền thống về việc quy gán thơ ca cho Omar Khayyam, được viết theo thể thơ bốn câu tứ tuyệt(''rubāʿiyāt'' ). Thể thơ này trở nên được biết đến rộng rãi tới bạn đọc tiếng Anh qua một bản dịch bởi Edward Fitzgerald (''Rubaiyat của Omar Khayyam'', 1859) và nhận được về thành công vang dội trong trường phái chủ nghĩa phương đông Orientalism của ''fin de siècle.'' Cung cấp bởi Wikipedia