Vận dụng lý thuyết và phương pháp xã hội học trong nghiên cứu gia đình ở Việt Nam /
Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, nghiên cứu gia đình ở Việt Nam đã có nhiều cống hiến đáng quý vào việc mở mang và làm giàu tri thức chung về gia đình mà trước đó chúng ta chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ. Tuy nhiên, để đáp ứng được những chuẩn mực khoa học quốc tế, thì còn nhiều điều chưa thỏa đáng,...
Được lưu tại giá sách ảo:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Xuất bản : |
Hà Nội,
2013.
|
Truy cập trực tuyến: | http://vsa.net.vn/van-dung-ly-thuyet-va-phuong-phap-xa-hoi-hoc-trong-nghien-cuu-gia-dinh-o-viet-nam-pham-van-bich/ |
Từ khóa (tag): |
Thêm từ khóa
Không có thẻ nào, Hãy là người đầu tiên đánh dấu biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, nghiên cứu gia đình ở Việt Nam đã có nhiều cống hiến đáng quý vào việc mở mang và làm giàu tri thức chung về gia đình mà trước đó chúng ta chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ. Tuy nhiên, để đáp ứng được những chuẩn mực khoa học quốc tế, thì còn nhiều điều chưa thỏa đáng, tức là nhiều vấn đề cần bàn. Không tham vọng đưa ra một đánh giá toàn diện về nghiên cứu gia đình, bài viết này chỉ dành riêng nêu ra và phân tích một vài vấn đề nên khắc phục, cả về lý thuyết lẫn phương pháp thu thập thông tin. Thêm vào đó, cần nêu rõ rằng trong khi gia đình được nghiên cứu dưới góc độ và bằng phương pháp của nhiều ngành khoa học, thì bài viết chỉ khoanh lại sự xem xét ở những nghiên cứu xã hội học mà thôi. Vì cần đảm bảo yêu cầu trích dẫn rõ ràng các nguồn mà mình sử dụng trong bài, người viết buộc phải nêu tên tác giả cùng các yếu tố thư mục khác, và điều đó có thể không khỏi dẫn đến sự mất lòng. Hơn nữa, nhiều khiếm khuyết nêu ra trong bài viết này không đơn nhất, mà khá phổ biến (như độc giả sẽ thấy qua những ví dụ được dẫn ra sau đây); mong rằng thực tế đó sẽ không làm ai hiểu rằng đấy là những vấn đề cá nhân riêng lẻ. Người viết bài này hi vọng rằng sự nói thẳng nói thật qua những chứng cứ nêu ra và phân tích về nó sẽ ít nhiều bổ ích đối với những ai có thiện chí và tinh thần cầu thị, qua đó góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu. |
---|